Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa sẽ giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và cũng như biến chứng.
1. Vì sao trẻ dễ nhiễm bệnh khi giao mùa?
Vào thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến hô hấp, dị ứng, tiêu hóa…
Nguyên nhân do sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm khiến cơ thể khó thích ứng kịp thời, trong khi sức đề kháng của trẻ đang trong thời gian phát triển và hoạn thiện nên dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus
Ở nước ta, thời điểm giao mùa rời vào từ tháng 9 – tháng 11 âm lịch với không khí khô hanh khiến trẻ dễ mắc các bênh như viêm phế quản, viêm mũi, amidan…
Ngoài ra, đây cũng là thời điểm phát triển mạnh mẽ của 3 chủng virus cúm A, B, C
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong thời gian trước và khi giao mùa là cần thiết để trẻ có sức khỏe tốt giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế diễn biến nặng hoặc biến chứng bệnh.
Sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn
2. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa
Dưới đây là một số cách tăng đề kháng đơn giản nhưng hiệu quả lâu dài, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con em mình.
2.1. Dinh dưỡng tốt tăng sức đề kháng cho trẻ
Cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để trẻ phát triển nói chung và có sức đề kháng tốt nói riêng, mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày từ nguồn sữa mẹ và thức ăn với trẻ lớn hơn.
Đặc biệt trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi ở trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, khi cho trẻ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm: chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Nên bổ sung thêm vitamin cho trẻ, trong đó Vitamin A và Vitamin C bổ sung trước khi giao mùa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
Bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Các loại Vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ có nhiều trong các loại rau củ quả như: cà rốt, cà chua, đu đủ, khoai lang,… chứa nhiều Vitamin A hay cam, quýt, táo, lê chứa nhiều Vitamin C.
2.2. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế trẻ tiếp xúc và lây bệnh do các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập cơ thể như virus, vi khuẩn,…
Trẻ nên được học và giữ thói quen tự vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo. Đặc biệt, trẻ cần rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau bữa ăn, hoặc sau khi chơi tiếp xúc các vật công cộng xung quanh mình.
Đối với trẻ từ 4-5 tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn cho con cách xúc miệng với nước muối pha loãng hàng ngày để vệ sinh cổ họng, sát khuẩn sạch sẽ.
Mũi cũng cần được vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các tác nhân gây bệnh một cách tốt hơn.
Ngoài ra, Cha mẹ thường xuyên cho trẻ duy trì thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt nơi đông người để hạn chế các nguồn lây bệnh.
2.3. Trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc
Với trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ hàng ngày.
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe và hệ miễn dịch
Thói quen ngủ muộn vào ban đêm và ngủ quá nhiều vào ban này sẽ gây tác hại không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tùy từng lứa tuổi mà trẻ có cữ ngủ hợp lý, trẻ nên ngủ trước 9h tối để giúp các cơ quan có điều kiện nghỉ ngơi và phát triển tốt nhất.
2.4. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Tiêm phòng là cách tốt nhất để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ và các đối tượng có sức đề kháng yếu. Trẻ nên được tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều so với trẻ không tiêm phòng, ngoài ra còn giảm nguy cơ biến chứng nặng khi đã mắc bệnh.
2.5. Giữ ấm cho trẻ
Nhiều trẻ ham chơi cảm thấy thích thú nên thoải mái chơi đùa hơn trong thời tiết này. Đây cũng là nguyên nhân nếu trẻ mặc không đủ ấm thì dễ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh hơn.
Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ mỗi khi ra ngoài, nhất là các bộ phận như ngực, cổ, bàn tay, bàn chân,…
Cho trẻ mặc vừa đủ, nhiều cha mẹ sợ con bị lạnh thường cho mặc nhiều lớp quần áo, dẫn đến khi trẻ vận động nhiều, mồ hôi sẽ khiến trẻ bị ốm.
Hãy giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài để ngừa nhiễm lạnh và bệnh đường hô hấp
Do đó, hãy luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài hoặc tới nơi đông người, đồng thời hướng dẫn trẻ rửa tay sát khuẩn và các biện pháp an toàn khác.
Cha mẹ và người chăm sóc cũng cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, tránh tiếp xúc gần với trẻ khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp.
Bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc hàng ngày, hệ miễn dịch của trẻ yếu nên nguy cơ biến chứng nặng cao hơn nên cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận chăm sóc trẻ trong thời gian giao mùa mỗi năm.
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa khá đơn giản, cha mẹ nào cũng có thể áp dụng để phòng bệnh viêm đường hô hấp và các bệnh thường gặp.
Medlatec.vn
Thông tin sản phẩm khác, Vui lòng xem tại đây hoặc truy cập shopee để tham quan mua hàng
——————
Tổng kho Đệm Chất Lượng
72 ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT/zalo 0936301638
https://shopee.vn/tong.kho.dem.chat.luong
#dem #demloxo #demloxotuananh #demloxokimcuong #demkimcuong #demtuananh #kimcuong #demloxoalina #demchatluong #demgiare #giarenhat #demcaosu #dembongep #demsonghong #demloxokohan #demcaosutonghop #demloxodunlopillo #dunlopillo #dembongep #dembongeptotnhat #demchinhhang #demcaosukimcuong #demcaosunguyenchat #demcaosubongkimcuong #dembongeptuananh #demcaosugiare #demcaosutotnhat #demcaosunon #demcaosutonghopkimcuong #demcaosunhantao #demloxotuikohan #demcaosubong #demcaosuliena #demcaosukimcuong #demcaosutotnhat #demcaosuantoan #nemloxo
- Tuyệt chiêu vệ sinh và sử dụng chăn ga gối đệm khi trời nồm ẩm (18.03.2024)
- Nệm Foam – những điều cần biết (25.04.2023)
- Củ dền và lợi ích “thần dược” đến từ củ dền (19.04.2023)
- TẠI SAO PHẢI KIỀM HÓA CƠ THỂ (13.04.2023)
- NỆM CHẤT LƯỢNG CÓ THẬT SỰ ẢNH HƯỞNG GIẤC NGỦ KHÔNG? (06.02.2023)